Năm 2019 là mốc đánh dấu sự tăng trưởng “quá nóng” của ngành năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Tháng 6/ 2018 Australia có công suất lắp đặt 600 MW năng lượng mặt trời,
 Đến tháng 6/2019 Australia đạt công suất phát lưới 2700MW tăng trưởng khoảng 4,5 lần.
Trong khi tháng 6/2018 Việt Nam mới có chưa đến 10MW từ năng lượng mặt trời thì đến hết 30 tháng 6 năm nay EVN đã hoà lưới hơn 4400 MW công suất năng lượng mặt trời
Mức tăng trưởng 440 lần, và chưa tính tới vài chục dự án đang chờ cấp phép

Năm 2020 đánh dấu sự ” nằm im” chờ thời của tất cả các dự án điện mặt trời mái nhà và Farm, giá FIT chưa được chính phủ phê duyệt và giảm có thể dưới 8 cent so với 9.35cent ( áp dung cho các dự án lắp trước 30/06/2019)

Chúng ta liên tục gặp tình trạng bất ổn trong đường truyền tải lưới điện cục bộ tại các địa phương phát triển nóng năng lượng xanh như Bình Thuận- Ninh Thuận
Với đặc tính bất ổn định của nguồn năng lượng tái tại, sẽ gây cực kỳ khó khăn cho trung tâm điều tiết điện lực

Họ ví von rằng, nếu xây 1 cánh đồng mặt trời thì phải xây kèm 3 nhà máy thuỷ điện hoặc than khí để đáp ứng mức động sụt tải của Solar khi một bóng mây bay qua. Có thể giảm đột ngột 60-90% công suất tức thời
Đã có rất nhiều phương án được triển khai để thay đổi đường dây truyền tải nhưng thời gian xây dựng là quá tốn kém , được đánh giá về hiệu quả kinh tế thấp do đáp ứng công suất ban ngày
Mấu chốt của vấn đề bất ổn định trong truyền tải chính là ” mua điện” 1 giá của chính phủ, trong tình hình hiện tại, có thể chưa để lại hậu quả trong ổn định hạ tầng truyền tải cục bộ nhưng trong tương lai- “1 triệu” mái nhà xanh tại Việt Nam hình thành, sẽ thấy rõ sự lãng phí nguồn năng lượng tái taọ
Tại khung giờ 11-13h, hệ thống mặt trời đạt công suất lý tưởng, nhưng sẽ gây áp lực lên hệ thống truyền tải, một phần năng lượng sinh ra là vô ích, lãng phí. Ngay tại Trung Quốc, nguồn năng lượng tái tạo có tỷ lệ lãng phí lên tới 15%- một con số khổng lồ
Bời vậy, cần có chính sách mua điện mặt trời theo nhiều giá- nhiều khung giờ cao điểm – thấp điểm để chủ đầu tư chủ động trong các phương án sử dụng Battery lưu trữ, tránh gây áp lực cho truyền tải điện năng cũng như sự ổn định trong vận hành hệ thống
Cùng nhìn lại trên thế giới, họ đã có những giải pháp gì để hài hoà các nguồn năng lượng tái tạo

  • Với các dự án Solar Farm: xây dựng hệ thống AC Batteries
     ,  nguồn điện dư tại giờ thấp điểm được sạc lại và có thể bán lên lưới giờ cao điểm
  • Với các dự án solar áp mái dành cho hộ gia đình, công ty, nhà máy:  AC Batteries-AC coupled systems-Hybrid Inverter Systems

 

 

  • Giải thích ý nghĩa thuật ngữ

AC coupled systems:

 

Với tình hình tại Việt Nam, các hệ thống Hybrid Inverte( hoà lưới có lưu trữ on/off Gird) thương dùng phổ biến và mang lại giá trị xứng tầm cho hệ thống. Một số nơi chưa có hệ thống điện ổn định, mất điện thường xuyên

  • GIữ hệ thống điện luôn ổn định, đảm bảo điện cho các thiết bị quan trọng trong sự cố điện
  • Khắc phục được rào cản xin giấy phép mua bán điện nếu điện lực không cho phép
  • Góp phần giảm tải hệ thống truyền tải điện cục bộ

 

 

Những hệ thống hoà lưới có lưu trữ- Hybird Inverter System không những cắt giảm tiền điện mà còn mang lại giá trị vô hình mà bất cứ các hệ thống mặt trời khác không thể sánh kịp, không lo về sự cố mất điện với hệ thống pin lưu trữ, không lo về sự mất ổn định trong truyền tải điện năng
Trong tương lai,khi các nguồn năng lượng hoá thạch dần trở nên khan hiếm và cạn kiệt, các hệ thống battery lưu trữ càng giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ngôi nhà xanh

CÔng ty Cổ phần Công Nghệ Lithium Việt Nam- doanh nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam trong phát triển và sản xuất các hệ thống lưu trữ LIthium sắt dành cho năng lượng mặt trời, cung cấp biến tần Hybrid với đủ các tiêu chuẩn IP65 đáp ứng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của biển đảo
Tư vấn thiết kế giải pháp các hệ thống mặt trời độc lập công suất <100Kw, các hệ thống lưu trữ an ninh quốc phong, dân sự ,….

Khách hàng dự án xin liên hệ MR Nam 0985318614

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *