Bài viết là góc nhìn được tổng hợp từ nhiều nguồn và mang tính góc nhìn cá nhân. Quý khách hàng tham khảo
Năm 2020- cơ cấu điện mặt trời vượt Đức- và dẫn đầu khối Asean. Top trên thế giới các nước có lượng điện mặt trời lắp mới
Với chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo của chính phủ từ 2019-2020. chỉ trong vòng 2 năm Việt Nam đã trở thành điểm sáng trên thế giới về điện tái tạo, thậm chí vượt Đức trong cơ cấu các nguồn điện
Tính tới cuối năm 2020- thời điểm FIT 2 kết thúc, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời trên cả nước đã đạt khoảng 19.400 MWp (tương đương 16.500 MW), chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện Quốc gia. Một cơ cấu vượt cả các nước mạnh về điện mặt trời như Đức. Nói lên 1 thị trường sôi động và bùng nổ không giới hạn của ngành điện mặt trời non
Năm 2021- Hệ lụy đã tới cho việc phát triển tràn lan và trục lợi chính sách “Nông nghiệp sạch công nghệ cao”
Có lẽ năm 2021 là năm đáng buồn nhất của ngành điện mặt trời non trẻ. Nếu 10.000 lao động được bổ sung cho ngành mặt trời thì năm 2021- ảnh hưởng của dịch bệnh và chưa có công bố quy hoạch điện VIII. dẫn tới hàng loạt nhà đầu tư từ cá nhân với các tổ chức đều mong chờ FIT3- chính sách mua bán điện mới của chính phủ. Thật tiếc vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà chúng ta vẫn chưa thể có quy hoạch điện VIII. nên các nhà đầu tư vẫn chưa thể có kế hoạch đầu tư dài hạn
Năm 2021- thách thức mang tên an toàn điện- an ninh quốc gia.
Dù chiếm 25% cơ cấu nguồn phát nhưng cả năm 2021 Năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối): 24,10 tỷ kWh chiếm 11.3% tổng lượng phát . thậm chí năm 2020 riêng năng lượng mặt trời chỉ chiếm chưa tới 3.4% nguồn cung. Một con số nói lên tính bất ổn của năng lượng sạch
Năm 2021- có thể dùng hình ảnh giọt nước tràn ly để nói về năng lượng mặt trời. Ảnh hưởng của Covid- các nhà máy ngừng hoạt động, hệ thống truyền tải điện không đáp ứng được lượng tăng đột biến của các hệ thống điện mặt trời bổ sung
và điều đó dẫn tới việc hàng loạt dự án điện mặt trời chậm chân đóng điện vẫn phải đang chờ kết quả trả lời, hàng loạt hệ thống điện mặt trời phải chủ động cắt giảm sản lượng gây thiệt hại và lãng phí xã hội .
Năm 2022: Năm của hoàn thiện cả cơ chế và hệ thống điện và chính sách pháp luật – năm của điện mặt trời tự dùng
Tuy vẫn có chủ trương chính sách ưu tiên phát triển năng lượng mặt trời, thử nghiệm sàn tín chỉ cacbon và cam kết của Việt Nam về chính sách Zero- Cacbon. nhưng có lẽ sẽ có thêm nguồn điện tái tạo được bổ sung vào thời điểm này đang là một dấu hỏi .???
Năm 2022 cũng được gọi tên bởi các văn bản pháp luật yêu cầu của các chủ đầu tư như Hồ sơ lắp đặt, giấy phép kinh doanh, hồ sơ phòng cách chữa cháy …
Tuy nhiên , dư địa phát triển năng lượng mặt trời của Việt Nam sẽ đi theo hướng chuyên nghiệp hơn và đúng theo tên gọi của nó. Điện mặt trời- tự dùng. Giá các thiết bị điện ( biến tần, tấm pin năng lương mặt trời ) ngày càng rẻ, xu hướng phát triển, nhu cầu tiêu dùng điện ngày càng cao của các nhà máy, hộ kinh doanh, gia đình luôn có xu hướng tăng lên sau mỗi năm. Vẫn có hàng loạt các quỹ đầu tư sẵn sàng thuê mái- hoặc đầu tư hệ thống điện mặt trời trên máy nhà xưởng dưới dạng 0Đ.
Trong tương lai rất gần sẽ hình thành thị trường mua bán điện mặt trời cạnh tranh, sàn tín chỉ cacbon … sẽ thu hút đầu tư rõ rệt
NHu cầu lắp đặt dân dụng- nhà dân dự kiến sẽ bùng nổ lớn trong năm 2022- trước sự ổn định và kìm chế dịch bệnh của chính phủ. Giấc mơ 1 triệu ngôi nhà xanh của Việt Nam về cơ bản là không quá khó khăn thực hiện. Người dân ngày càng nhận thức. và tiếp cận được nhiều công nghệ, các hệ thống điện mặt trời hiện đại hơn: hòa lưới- điện mặt trời độc lập- điện mặt trời hybird… đáp ứng nhu cầu của đời sống từ biên giới hải đảo với các vùng nông thôn, thành thị.
Có hay không các yêu cầu về hệ thống pin lưu trữ cho các hệ thống điện mặt trời: Đây dường như là 1 bước phát triển tiếp theo của thế kỷ năng lượng sạch tuy nhiên giá thành đắt đỏ- đầu tư tốn kém chưa hiệu quả kinh tế tại thời điểm hiện tại . Chúng ta cùng mong chờ các hành động tiếp theo của thị trường