Với thế mạnh sản xuất và cung cấp mẫu pin Lithium chuẩn mực chất lượng quốc tế với tiêu chuẩn TUV, CE châu Âu
Công ty Cổ phần công nghệ Lithium Việt Nam cung cấp công nghệ, vật tư tối đa tất cả các dự án khoa học dành cho học sinh , sinh viên, các dự án xe cho người khuyết tật
Các lõi cell PIn Lithium được xác thực tiêu chuẩn nhà sản xuất chính hãng, đảm bảo các yêu tố tuổi thọ lên tới 5-10 năm
Không cần phải giải thích nhiều bạn cũng biết rằng, Arduino hoạt động ở mức 5V hoặc 3.3V. Ngoài ra bạn có thể cấp một nguồn ‘to hơn’ vào cổng VIN, nguồn này dao động từ 6 – 20V. Và được khuyên dùng trong mức 7 – 12V (tùy mạch). Nếu đọc qua phần trên, bạn sẽ thấy các loại pin có hiệu điện thế khác nhau, lúc đầu thì hiệu điện thế cao và sau đó giảm dần và tụt ngủn. Vì thế chúng ta cần phải có giải pháp dùng năng lượng cho hợp lý, và điều đầu tiên cần phải làm là tính toán năng lượng cho toàn mạch.
Nói là tính toán nhưng thực chất ta không tính toán gì nhiều và phức tạp cả. Chỉ đơn giản là xem thử có linh kiện nào tốn nhiều điện năng không và nó tốn bao nhiêu, ngoài ra nó hoạt động ổn định ở mức nào. Chẳng hạn như mạch RaspberryPi yêu cầu cần dòng 700mA hoạt động, một webcam Logitech yêu cầu 500mA để hoạt động. Vì vậy, trường hợp xấu nhất là cả 2 cái cùng hoạt động ta sẽ cần dòng điện khoảng 1200mA, nên ta cần chuẩn bị một bộ nguồn có khả năng cho dòng điện cao như thế, ví dụ như là Acquy, Li-ion, Lipo. Còn các mạch siêu tiết kiệm điện thì ta có thể dùng pin cúc áo, pin tiểu, pin Li-ion, các loại pin giá rẻ,…
Thông thường, với các dự án cần công suất lớn, ta sẽ dùng các loại pin có hiệu điện thế tổng cao hơn rồi hạ áp xuống. Việc lựa chọn mạch hạ áp (ổn áp) rất quan trọng vì mỗi mạch có một khả năng cho dòng điện ra khác nhau, tùy thuộc vào dự án của mình mà bạn lựa chọn các mạch giảm áp phù hợp. Ví dụ, như trường hợp ở trên, mình sẽ dùng một package LiPo 14.8 hoặc 11.1 V rồi hạ áp xuống 5V bằng một mạch hạ áp có dòng ra lên đến 1.5A hoặc 2A,…
Khách hàng dự án, hợp tác khoa học xin liên hệ Mr Nam 0985318614